Tên tiếng Việt: Lão mai, Huỳnh mai, Hoàng mai
Tên khoa học: Ochna integerrima (Lour.) Merr.
Họ: Ochnaceae (Hoàng mai)
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa mai vàng trong cuộc sống
Đặc điểm cây
Cây nhỏ, phân cành nhiều, cao 5 – 10 m. Thân cành tỏa rộng, màu nâu sẫm, có nốt sần.
Lá mọc so le, hình trứng hoác bầu dục, đôi khi hình mác – thuôn, đầu nhọn, mép khía răng nhỏ, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; lá kèm sớm rụng.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm, hoa màu vàng, dài thường mọc gập xuống khi hoa nở, tràng 5 cánh mỏng hơi dài hơn lá đài, nhị nhiều: bầu thượng chứa 10 – 12 noãn.
Quả hạch, dài 6 – 7 mm, khi chín mầu đen, chứa 1 hạt: các quả xếp thành vòng đều.
Phân bố, sinh thái
Phân bố
Chi Ochna L, gồm vài loài là cây bụi hay gỗ nhỏ, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam có 2 loài.
Hoa mai vàng có vùng phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ. Ở Việt Nam mai vàng chi thấy ở vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình, từ Quảng Trị, Quảng Nam, Trị Thiên – Huế dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung trở vào.
Đặc điểm sinh thái

Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, thường mọc lẫn với các loại cây bụi khác ở kiểu rừng thưa, rừng cây bụi ở đồi hay núi thấp.
Cây rụng lá vào đầu mùa khô, ra hoa trước khi ra lá. Mùa hoa thường trùng vào dịp Tết nguyên đán. Số lượng hoa quả trên cây rất nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
Tuy nhiên, cây cũng có khả năng tái sinh cây chồi khỏe, vì thế khi trồng ở chậu thường được cắt tỉa, tạo thành cây cảnh cổ dáng đẹp.
Bộ phận dùng
Vỏ cây mai vàng thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học, tính vị
Thành phần hoá học
Mai vàng chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol… và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…
Tính vị, công năng
Theo dược học cổ truyền:
Hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc.
Có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…
Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, người ta dùng vỏ thân cây hoa mai vàng ngâm rượu uống làm thuốc bổ đắng, giúp tiêu hóa dễ dàng.
Ở Campuchia và Lào, các lá non của cây thường được dùng làm rau ăn sống.
Những bài thuốc về Hoa Mai Vàng
1. Trúng thử gây tâm phiền, đau dầu, chóng mặt:
Bài 1: Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống.
Bài 2: Mai vàng 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.
Mai vàng 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
3. Chướng bụng, đầy hơi
Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.
4. Đau bụng do lạnh
Mai vàng và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 – 6g với rượu nhạt.
5. Nôn
Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.
6. Viêm họng, viêm amydal cấp tính
Bài 1: Mai vàng 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống.
Bài 2: Mai 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.
Bài 3: Mai vàng 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày.
Bài 1: Mai vàng 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Mai vàng và hoa ngọc trâm lượng vừa đủ đem nấu với 60g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
Mai vàng tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào tổn thương.
9. Ho dai dẳng
Bài 1: Hoa mai 9g hãm uống thay trà trong ngày.
Bài 2: Hoa mai 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, tất cả đem ninh thành cháo, chế thêm một chút mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.
Hoa mai vàng 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đam ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 – 50ml.